Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

II-2. Ha Mi đến dãy Thiên Sơn

Xem trang trước (Trường An đế Ngọc Môn Quan)

TỪ HA MẬT (Ha-mi) ĐẾN VƯỢT DÃY THIÊN SƠN

1- Y Ngô
2- Cao Xương (Thổ-lỗ-phồn)
3- Yên-kì (A-kì-ni) 
4- Kucha (Khố-xa)
5- Bc Lc Già  

Vượt sa mạc 800 dặm Ngài qua được chặng đường hiểm nghèo thứ nhất. Ngài trải qua mười ngày chỉ có mình với con ngựa gầy nương nhau, không bóng người, hơn bốn đêm năm ngày không giọt nước thấm môi, những nguy nan không bút nào tả hết.
ĐƯỜNG ĐI TỪ NGỌC MÔN QUAN → PHONG HỎA ĐÀI → DÃ MÃ ĐẠI TUYỀN → Y NGÔ
Y NGÔ 伊吾 (xưa là Y Châu伊州).
Ngài đến nước Y Ngô (nay là huyện Hami (Cáp Mật 哈密- TânCương 新疆 Xīnjiāng). Tại chùa Đại Giác, có ba vị sư người Hán nghe có người từ cố hương đến,chạy ra ôm chầm lấy HuyềnTrang mà khóc.Vua nước Y Ngô và triều thần đến chùa tham kiến và thỉnh Ngài vào cung cúng dường. 
Huyền Trang ở lại Y Ngô hơn mười ngày.

Y Ngô thời Hán là cửa ngõ vào Tây Vực. Đứng trên mảnh đất này không khỏinghĩ tới Trương Khiên, người khai mở con đường thông thương với Tây Vực, khiến cho nền văn hóa Đông Tây giao lưu. Thời Hán Vũ đế, cương vực phíaTây Trung Quốc tới Lan Châu. Trương Khiên khai thông được đường quaTây Vực, mở đầu cho Trung Quốc biết tới phương Tây qua con đường mệnh danh là “con đường tơ lụa” nổi tiếng.

Hami gồm một thành phố Kumul 哈密市, một huyện Yiwu 伊吾县 và khu tự trị
Barkol Kazakh巴里坤哈萨克自治县.

Vương Duy có bài về Y Châu:
伊州歌 Y CHÂU CA
清風明月苦相思 Thanh phong minh nguyệt khổ tương tư
蕩子從戎十載餘 Đãng tử tùng nhung thập tải dư
征人去日殷勤囑 Chinh nhân khứ nhật ân cần chúc
歸雁來時數附書 Quy nhạn lai thì số phụ thư.
KHÚC HÁT Y CHÂU
Gió mát trăng thanh nhớ khôn cùng
Đã mười năm tùng quân ruổi rong
Ngày đi người đã ân cần nhắn,
Nhạn về xin gởi đôi lời thăm.

Theo lời thỉnh mời của vua nước Cao Xương, Ngài đi về hướng Nam, qua những bãi cát có đá nổi cao, đi trong sáu ngày mới đến kinh đô Bạch Lực白力城 (nay là Thiện Thiện鄯善) thuộc nước Cao Xương.
những bãi cát có đá nổi

Tư liệu - DBHT
Thành cổ Giao Hà nằm trên đường từ Cao Xương đến Yên Kỳ

駱賓王 Lạc Tân Vương có thơ về thành cổ Giao Hà rằng:
交河浮絕塞 Giao hà phù tuyệt tái,
弱水寖流沙 Nhược thủy tẩm lưu sa.
寧知心斷絕 Ninh tri tâm đoạn tuyệt,
夜夜泣胡笳 Dạ dạ khấp hồ già.
 Giao Hà nổi tận ải xa
Nhược Thủy đầm đìa Lưu Sa
Lặng biết lòng đau đứt đoạn
Đêm đêm nức nở Hồ già.1
1 Một loại sáo của người Hồ.

Lâu Lan樓蘭Loulan (pinyin: Lóulán) được thành lập vào thế kỷ thứ II BC, vị trí 40°55′Bắc, 89°9′Đông, ở rìa Đông bắc sa mạc Taklamakan. Năm 77BC Trung Quốc gọi là Thiện Thiện鄯善 Shanshan, một đô thị ở góc Tây bắc hồ Lop Nur (La-bố-bặc羅布泊).
Di chỉ Lâu Lan
Từ Thiện Thiện đi đến Cao Xương qua một vùng núi đỏ là Hoả Diệm Sơn. Trong Tây Du Ký kể về đoạn này phải mượn quạt ba tiêu của Thiết Phiến công chúa.

Sau này Sầm Tham làm bài thơ tả nơi đây (Sầm Tham thi nhân nhà Đường, làm qua thường được cử ra biên ải, nên có những bài thơ nói đến những đoạn đường ông đến nhậm chức) 
岑參《經火山》
赤焰燒虜云 Xích diệm thiêu lỗ vân,
炎氛蒸塞空 Viêm phân chưng tái không.
不知陰陽炭 Bất tri âm dương thán,
何獨燃此中 Hà độc nhiên thử trung.
我來嚴冬時 Ngã lai nghiêm đông thời,
山下多炎風 Sơn hạ đa viêm phong.
人馬盡汗流 Nhân mã tận hãn lưu,
孰知造化功 Thục tri tạo hoá công.
Lửa đỏ ngút tận trời,
Khí nóng tỏa biên ải,
Sao củi than âm dương,
Chỉ riêng đốt nơi này.
Ta đến lúc trọng đông,
Gió nóng phủ chân núi,
Người ngựa đẫm mồ hôi,
Ai biết được hóa công.


→ CAO XƯƠNG高昌 Gaochang (Turpan[1], Thổ-lỗ-phồn吐魯番, Tolophan, xưa là Tây Châu西州).
Từ Thiện Thiện đến Tolophan (Thổ-lỗ-phồn) qua vùng núi đỏ gọi là Hỏa Diệm Sơn, qua Thiên Phật Động mới đến trung tâm Tolophan.
Turpan (Tolophan) nằm giữa vĩ tuyến 42015’ đến 43035’ Bắc, kinh tuyến 88029’ đến 89054’ Đông.
[1] Turpan có nghĩa là vùng đất thấp.


Thành cổ Cao Xương
Cao Xương là thành phố ốc đảo thuộc bồn địa (lòng chảo) Thổ-lỗ-phồn. Vùng đất này nóng vì do địa thế quá thấp, điểm thấp nhất của lòng chảo là 154m dưới mực nước biển, chỉ sau biển chết -392m.
Mặt Bắc là dãy Thiên Sơn quanh năm đầy tuyết, giữa là vùng núi lửa nằm ngang kéo dài 100m, ngọn cao nhất 815m. Người ta thường gọi đó là Hồng Sơn (núi đỏ), Xích Thạch Sơn赤石山 (núi đá đỏ), Hỏa Sơn 火山 (núi lửa). Mùa nắng khí nóng tỏa ngùn ngụt bốc lên cao, nên nhà thơ Sầm Than tả rằng trong lòng núi đỏ đó là cả lò than khổng lồ đang đốt cháy.

Cao Xương rất nóng vào mùa hè, ít mưa và rất khô. Thời gian dài không có sương và giông, vùng trung tâm nhiệt độ nóng nhất là 470C.

Hậu Hán Thư - Tây Vực Chí có ghi:
自敦煌西出玉門, 陽關, 涉鄯善, 北通伊吾千餘里, 自伊吾北通車師前部高昌壁千二百里
(Từ Đôn Hoàng muốn đi Tây Vực thì ra khỏi Ngọc Môn Quan, Dương Quan, đến Thiện Thiện đi về hướng Bắc thẳng đến Y Ngô hơn ngàn dặm. Rồi từ Y Ngô thẳng đến thành Cao Xương chừng một ngàn hai trăm dặm).

Khi Ngài đến nhằm lúc ban đêm, vua Khúc Văn Thái đích thân
cầm đuốc đứng đón Ngài, ân cần lưu giữ Huyền Trang lại. Hơn mười ngày Huyền Trang muốn lên đường, nhưng vua không thuận.

Vua bảo: “Đệ tử ngưỡng mộ Pháp sư lâu nay, muốn lưu lại đây cúng đường. Núi Thông Lĩnh có thể dời, ý này quyết không đổi.”
Huyền Trang nói rằng: “Huyền Trang đi về Tây cầu pháp, pháp cầu chưa được, chẳng thể dừng ở giữa đường, nên mới xin từ biệt ra đi, xin Đại vương thẩm xét.”

Quốc vương bảo: “Đệ tử đương nhiên đâu dám cản trở, chỉ vì bổn quốc chưa có Tôn sư, nên mới xin Pháp sư lưu lại dẫn đường cho chúng sanh còn mê muội.”

Huyền Trang và Quốc vương đối đáp như thế mấy lần, cuối cùng, vua bảo: Pháp sư giờ có hai đường để chọn, một là lưu lại đây, hai là đưa Pháp sư trở về nước.

Huyền Trang tâm chẳng động, bảo: Chuyến đi này của Huyền Trang vì cầu đại pháp, nay bị Đại vương ngăn trở. Thân xác Huyền Trang có thể lưu lại đất này, tâm tôi Đại vương chẳng thể giữ.

Trải qua ba ngày, Huyền Trang ngồi thẳng tuyệt thực, nước chẳng hề thấm môi. Đến ngày thứ tư, Quốc vương thấy hơi thở Huyền Trang yếu dần, lo sợ thưa rằng: Đệ tử xin để Pháp sư đi, mời Pháp sư ăn uống trở lại.

Trải qua nhiều kiên trì với chí nguyện Tây du, Ngài mới được vua Khúc Văn Thái chấp nhận để Ngài lên đường. Trước khi đi, vua thỉnh Huyền Trang giảng “Nhân Vương Bát Nhã Kinh” 仁王般若經

Mỗi ngày khi nghe giảng, vua đều đích thân niêm hương rước Ngài đến giảng đường, trải qua một tháng, ngày ngày đều như vậy.
Tiễn ngài Huyền Trang, vua cung cấp rất nhiều vật dụng cần thiết cho chuyến đi, quan trọng nhất là vua đã viết thư cho 24 nước và Tây Đột Quyết trên tuyến đường đi, giới thiệu để họ tiếp đón khi Ngài đi qua lãnh thổ của họ. Ngài Huyền Trang rất cảm động trước tấm lòng của vua.

Ngày lên đường, vua Cao Xương (Khúc Văn Thái) cùng đại thần và tăng chúng đều đưa tiễn Ngài đến phía Tây thành. Quốc vương và Huyền Trang cùng khóc chia tay, đạo tục đều bùi ngùi. Khúc Văn Thái để hậu phi và dân chúng về trước, còn chính mình và cao tăng với đại thần đưa xa hơn mười dặm, lưu luyến mãi không đành lòng từ biệt.
Đường đi từ Cao Xương đến Qui Tư
Huyền Trang cùng những người được vua Cao Xương phái
theo hộ tống đi tiếp hướng Tây qua thành Vô Bán無半 (nay là Bố-can đài布干臺).
Rồi đi tiếp đến thành Đốc Tiến篤進 (nay là Thác-khắc-tốn托克
, Toksun).

Tường phía Nam của cổ thành Vô Bán無半故城, cổ thành đã bị gió cát sa mạc bào mòn, được các nhà khảo cổ học phát hiện gần đây.
Di tích cổ thành Vô Bán
Thác-khắc-tốn năm đó là thành Đốc Tiến. Thác-khắc-tốn 托克遜 (Toksun) phía nam chân núi Thiên Sơn, phía Tây thung lũng Thổ-lỗ-phồn, phía Nam tiếp giáp với Hòa Thạc和碩, huyện Uất Lê尉犁, phía Tây giáp với Hòa Tĩnh和静, phía Bắc là dãy Thiên Sơn. Vị trí nằm từ vĩ tuyến 41°21′14″Bắc đến 43°18′11″Bắc, kinh tuyến từ 87°14′05″Đông đến 89°11′08″Đông. Nay là cấp huyện thuộc thành phố Thổ-lỗ-phồn. Từ Cao Xương đến huyện Thác-khắc-tốn khoảng 70km.
Thác-khắc-tốn
Thác-khắc-tốn là nơi điểm hợp của hai dòng sông. Sông Bạch Dương phát nguyên từ Thiên Sơn và sông A-lạp-câu, chảy về hồ Ngải Đinh艾丁湖.


Hồ Ngải Đinh (Aydingkol Hu) là điểm thấp nhất của bồn địa (lòng chảo) Thổ-lỗ-phồn. Thấp hơn mặt nước biển 155m, cũng là điểm thấp nhất - sau biển chết (Tử Hải -391m). Hồ Ngải Đinh phía Nam cách thành phố khoảng 40km. Đông tây dài khoảng 40km, Nam bắc rộng 8km. Diện tích 152 km vuông. Ngày nay người ta gọi hồ này là Nguyệt Quang hồ月光湖. Bên cạnh hồ người ta thường thấy cảnh “lầu sò chợ biển” (ánh giả, ảo tưởng. Ánh sáng soi bể giọi lên trên không thành ra muôn hình ngàn trạng, ngày xưa cho là vì con sò thần nó hoá ra và gọi là thận lâu hải thị 蜃樓海市). Nhưng ngày nay đã hoàn toàn khô cạn.
Hồ Ngải Đnh ngày nay
Qua thành Đốc Tiến cả đoàn Huyền Trang đến suối A Phụ Sư阿父師泉, nghỉ lại một đêm bên cạnh suối.

Suối A Phụ Sư, nay là A-cách-mộc-bố-lạp-khắc阿格木布拉克 huyện Tháckhắc-tốn托克遜縣, sườn núi cao vài trượng tại phía Nam, nước chảy ra từ ở giữa.
Tương truyền rằng ngày xưa, có một đoàn thương nhân Tây Vực trên đường đi hết nước, gặp nạn nguy khốn nơi đây. Trong đó có một vị sư già nói: Mọi người đều cần nước, nên thành tâm lễ Phật, tôi lên đó, mọi người đồng loạt hô to: “A Phụ sư vì chúng con cho nước!” thì có thể có nước. Mọi người theo lời, quả nhiên một luồng nước suối trong từ sườn núi chảy xuống. Mọi người được cứu rất là vui mừng, lại chẳng thấy vị sư đó trở xuống. Lên vách núi tìm, thấy sư ngồi đó an nhiên tịch. Tôn kính ân đức của lão sư, người ta an táng và lập tháp tại đó.

Sầm Tham岑參 có thơ rằng:
涼秋八月蕭關道 Lương thu bát ngoạt tiêu quan đạo,
北風吹斷天山草 Bắc phong xuy đoạn thiên sơn thảo.
崑侖山南月欲斜 Côn luân sơn nam nguyệt dục tà,
胡人向月吹胡笳 Hồ nhân hướng nguyệt xuy hồ già.
Tháng tám trời thu đường quan buồn
Gió bấc thổi gãy cỏ Thiên Sơn
Nam núi Côn Luân trăng sắp xế
Người Hồ thổi sáo ngắm trăng tàn.


Đoàn đi tiếp về phía Tây, vượt ngọn núi Ngân Sơn銀山 (Khố-mễ-thập庫米什 Kumux) là nhánh phía Nam của Thiên Sơn, núi này phân ranh nam bắc. 
Núi nhiều giặc cướp, ngài Huyền Trang nhờ vua Khúc Văn Thái cho người bảo hộ, cho tiền bọn cướp, mới qua được an toàn.

Núi Ngân Sơn nay là núi Khố-mc-thp庫木什山, nhánh Nam của dãy Thiên Sơn. Núi này nhiều khoáng sn bc, các nước Tây Vc dùng để đúc tiền.

Sầm Tham岑參 có thơ rằng:
能兼漢月照銀山 Năng kiêm hán nguyệt chiếu ngân sơn
復逐胡風過鐵關 Phục trục hồ phong quá thiết quan
交河城邊飛鳥絕 Giao hà thành biên phi điểu tuyệt
輪臺路上馬蹄滑 Luân đài lộ thượng mã đề hoạt
Hay đem trăng Hán chiếu Ngân Sơn,
Lại theo gió Hồ đến Thiết Quan,
Bên thành Giao Hà vắng cánh nhạn,
Trên đường Luân Đài vó ngựa trơn.

Khi đến gần thành đô A-kì-ni, dừng lại nghỉ đêm bên bờ sông Khai Đô開都河.
Trong đoàn cùng đi có mười thương nhân Tây Vực gấp đến vương thành để buôn bán, nửa đêm lên đường trước, đi khoảng mười dặm gặp cướp sát hại và đoạt hết tiền của. Khi đoàn Huyền Trang đến chỉ còn thấy thi thể, ai cũng thương tiếc.
Từ đó qua sông Ô-la-tư-đài đến đồng bằng A-kì-ni, vùng lục châu gần lòng chảo Tarim.

Sông Khai Đô開都 có các dòng họp tại Yên Kì nên được tên Khai đô. Sông chảy tiếp về hướng đông nam, đổ vào hồ Bác-tư-đằng 博斯騰.
Truyền thuyết gọi đây là “Thông Thiên hà”, nhắc đến trong Tây Du Kí hồi 47.










Truy cập